Định nghĩa Estate

Estate là gì?

Bài 1. Estate là gì?

Nhân dịp nhóm cộng đồng có người hỏi về lập di chúc nên thời gian này mình sẽ ráng viết vài bài về đề tài này. Trước đây mình cũng có viết một số rồi, các bạn có thể đọc thêm ở comment.

Mỗi lần mình nói về việc làm di chúc hay uỷ thác, đều có người nói mình rằng họ chẳng có tài sản gì cả để mà làm việc đó. Có nhà có xe thì đều đang nợ, chết là hết, có gì đâu mà làm.

Đó là suy nghĩ của nhiều người.

Đúng vậy, họ chết là xong, chỉ có người còn sống nhức đầu mệt mỏi xử lý việc này. Nhiều người chia sẻ là họ bị stress và mệt mỏi vì liệt kê gia sản của người mất, vẫn phải khai thuế thu nhập vào năm trước cho ngừoi mất, rồi phải tìm hiểu các khoản nợ của người mất để lại có đúng ko, rồi nếu tài sản nhiều thì phải đóng thuế gia sản trước khi được thừa kế.

Có thể trong suy nghĩ của bạn, bạn ko có tài sản gì cả, nhưng trong cách nhìn của luật pháp, cho dù bạn chỉ còn 1 bộ đồ trên người, bộ đồ đó chính là tài sản của bạn. Tiếng Mỹ gọi là “estate”.

Estate sales

Như vậy, estate của bạn có thể là:

– Nhà của bạn mua mà chưa trả hết nợ, xe bạn đang chạy vẫn chưa pay off.
– Tiền mặt dưới nệm, tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng, hay ai khá hơn thì có vàng trong két sắt, v.v…
– Cổ phiếu, chứng khoán, tài khoản về hưu, bảo hiểm, v.v…
– Đồ trang sức, bộ sưu tầm giày hay túi xách, mắt kiếng của bạn.
– Dụng cụ kiếm cơm của bạn: đồ làm nail, ổ cứng, bộ nhớ, máy tính, máy may, đủ thứ mà bạn hiện có.
– Nội thất trong nhà của bạn, đồ làm bếp của bạn, ti vi, máy lạnh, v.v và v.v.
– Tất cả các khoản nợ của bạn

Và có thể còn nhiều khoản khác mà chỉ đến khi người ta mất, toà chứng thực và thuê người kiểm kê thì mới thấy. Khi người nhà không đồng ý với cách phân chia trong di chúc hay của toà (nếu ko có di chúc), toà có thể yêu cầu “estate sales”. Tất cả tài sản trong nhà có thể được bán với giá rẻ hơn mức ngừoi thừa kế mong muốn, sau đó dùng số tiền đó để trả nợ thuế, trả cho chủ nợ rồi mới tới lượt phân chia cho người thừa kế.

Có nhiều câu chuyện mà sau quá trình này, người thừa kế chẳng còn giữ được phân nửa tài sản, có trường hợp mất hết.

Còn nếu như bạn chủ động lên kế hoạch, phân chia cho ai, cất tài sản vào đâu để lợi thuế trong lúc sống và sau khi mất, thì chính phủ khó mà can thiệp được. Toàn bộ quá trình này gọi là “estate planning”, bao gồm cả việc lập di chúc hay uỷ thác. Và nếu bạn chủ động làm trước những việc này, khi bạn ra đi, những người còn lại sẽ cám ơn bạn lắm vì họ đỡ tốn công sức và thời gian làm những việc mà mình kể ở trên.

Trong hình trên là khung cảnh “estate sales”, ko khác garage sale lắm, nhưng mà nó buồn lắm, vì nơi ấy bán là gia sản của người đã mất. Còn người mua hời vì có thể mua được giá rất rẻ cho món đồ vốn có giá trị rất cao.

Please follow and like us: